Năm 2012 là một năm đầy biến động của K-pop. Hãy cùng nhìn lại lại những thành công và thất bại qua những chiến lược của các công ty quản lí từ đầu năm đến nay.
Cùng điểm qua những "điểm đen" đáng nhớ nhất của K-Pop từ đầu năm 2012:
1. Scandal của T-ara:Scandal lớn nhất 2012 phải nhắc đến "Scandal bắt nạt thành viên của nhóm nhạc T-ara” đã gây tranh cãi lớn trong K-biz. Mặc dù chưa biết sai trái là bên nào nhưng việc điều hành của CEO khi đưa ra những quyết định quan trọng về thay đổi nhân sự đã mang lại hậu quả to lớn cho các cô gái. Việc xuất hiện số lượng lớn anti-fan với nhiều chỉ trích, việc cắt hợp đồng quảng cáo và đóng phim đồng thời đóng băng hoạt động của T-ara đã cho thấy quyết định ấy của công ty sai lầm đến mức nào.
Scandal T-ara nổ ra một phần lỗi là ở công ty
Trước đây, việc thêm thành viên luôn nhận được nhiều ý kiến không đồng thuận, và việc đuổi thành viên cũng trở thành cấm kị (trừ trường hợp bất đắc dĩ) nhưng việc công ty của T-ara vẫn đưa ra quyết định khiến cho sự việc trở thành scandal trầm trọng thời gian qua. Sự ồn ào của việc bới móc thông tin, những người có ý đồ xấu bằng việc sử dụng các thông tin giả, gây tranh cãi càng như đổ thêm dầu vào lửa khiến cho sự việc càng ngày càng rối, mất kiểm soát. Ngay khi scandal chưa kịp lắng xuống, Core contents Media đã tiếp tục đưa thông báo về sự trở lại của T-ara.
Liệu rằng T-ara có thể trở thành một Big Bang thứ hai hay đây lại là một quyết định sai lầm nữa của công ty?
2. Hàng chục tân binh ra mắt năm 2012.K-Pop đang trở nên bão hòa, một phần chính là do sự ra mắt ồ ạt của các nhóm nhạc mới. Nhận thấy thị trường âm nhạc đang trở thành cơn sốt, hàng loạt các công ty giải trí được thành lập, cùng với đó là sự ra mắt của vô số những tân binh khiến khán giả không biết ai vào với ai. Một vài nhóm được ra mắt dưới sự hậu thuẫn của các công ty lớn, với kết hoạch quảng bá kĩ lưỡng và chất lượng ca sĩ tốt thì nhận được sự chú ý từ khán giá, nhưng số khác lại ra mắt khi mà quá trình đào tạo chưa sâu, chưa được đầu tư thì đang dần chìm ngay sau khi vừa debut.
Liên tiếp các nhóm nhạc mới được ra mắt
Điều này lại dẫn tới việc tan rã, bỏ nhóm của một số thành viên vội vàng khi thấy nhóm của mình chưa nổi tiếng đã tự tìm cách khác cho mình. Chính việc làm hời hợt của các công ty giải trí mới đã khiến cho fan “loạn” và ảnh hưởng không ít đến K-pop.
3. Sự trở lại của T-ara, 2NE1, KaraYG Entertainment và Core Contents Media đã quá vội vàng khi chưa tạo nền vững chắc cho T-ara và 2NE1 đã đưa 2 nhóm vào thử thách khó khăn. Mặc dù đã nổi tiếng với những hit như : T-ara với “Bo Peep Bo Peep”, “Roly Poly”, “Cry Cry”… hay như 2NE1 với “I am the best”, “Lonely”, “Ugly”… nhưng những chiếc cúp âm nhạc hàng tuần vẫn rất cần thiết cho 2 nhóm này để tiếp tục nâng cao vị thế của nhóm.
Việc nhảy vào giữa tâm bão Super Junior và Sistar đã khiến cho sự trở lại của T-ara và 2NE1 đã bị giảm đáng kể phần nào hiệu quả mà đúng ra nó có thể nhận được . Đánh bại được “ông lớn Super Junior” sẽ mang đến cho 2 nhóm này danh tiếng lớn nhưng có vẻ 2012 vẫn còn quá sớm cho cuộc chiến này.
Kara nhảy vào giữa lúc sàn đấu đang nóng như lửa.
Tương tự như thế, việc nhảy vào giữa lúc “Gangnam Style” đang làm mưa làm gió của Kara cũng là quyết định không mấy đúng đắn của DSP Entertainment.
4. Nhật tiếnNối bước thành công của DBSK sau thành công lớn tại Nhật Bản, các nhóm nhạc đua nhau Nhật tiến. Mặc dù chưa tạo lập được tên tuổi ở quê nhà nhưng những nhóm nhạc mới, ngay cả tân binh như : Boyfriend, ZE:A, A Pieace… cũng ồ ạt tấn công thị trường Nhật Bản. Những công ty lớn như SM, YG, DSP… thường cho “gà” nhà mình Nhật tiến khi mà nhóm đã có cự thành công nhất định ở nước mình.
Những nhóm nhạc chưa khẳng định được tên tuổi
ở quê nhà đã vội Nhật tiến.
Rõ ràng, nếu Nhật tiến mà nhận được sự ủng hộ từ fan quê nhà cũng là một lợi thế của các nhóm nhạc “mang quân đi đánh xứ người” nhất là khi cuộc tranh chấp biển đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đang diễn ra căng thẳng. Nếu chiến lược không thành công thì rất có thể khiến cho nhóm nhạc: “Nhật không nổi mà Hàn cũng chẳng xong” - rất nguy hiểm.
5. Giữ nguyên hình tượng không chịu thay đổi
Điển hình của việc này chính là những nhóm nhạc như: Wonder Girls, Girl’s Day, Boy Friends. Như đã được nhận xét, JYP rất chú trọng vào các sáng tác của Park Jin Young và “những cô gái tuyệt vời” luôn là những người được công ty chọn để thể hiện các ca khúc do Park Jin Young sáng tác. Mặc dù các tác phẩm của Park Jin Young thường rất hay nhưng phần lớn lại mang phong cách dễ thương khiến hình tượng của Wonder Girls mãi không thay đổi. Ngoan quá hóa nhàm. Mặc dù hit mới của các cô gái là “Like this” nhận được sự hưởng ứng tốt từ khác giả nhưng vẫn không khỏi gây thất vọng khi phong cách từ thời “Tell me’, “So hot”,”Nobody”… vẫn giữ nguyên.
Khán giả thất vọng vì Wonder Grils và Girl’s Day
mãi không chịu thay đổi phong cách
Tương tự thế, cũng theo đuổi phong cách “dễ thương từ đầu đến cuối”, Girls Day và Boys Friends đang từ một nhóm nhạc được kì vọng thì nay lại trở nên chìm dần khi không tạo được ấn tượng. Đây quả là cái nhìn thiếu chính xác từ phía công ty quản lí.
Cre: 2sao